đá LợP MáI

đá lợp mái

đá lợp mái

Blog Article

HƯỚNG DẪN THI CÔNG LỢP MÁI ĐÁ LAI CHÂU TRÊN CẦU PHONG, LITO
Bước 1: Khảo sát công trình và chuẩn bị vật tư.

– Đo đạc khảo sát mái và tính toán khối lượng vật tư cần dùng.

– Mái bê tông yêu cầu phẳng đều, độ chênh lệch cho phép ±10mm

– Đá Lai Châu đạt tiêu chuẩn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đá Lai Châu chuẩn là đá có màu đen tuyền đồng đều, đen như than, không lẫn tạp chất.

– Cầu phong Lito bằng gỗ nhóm I kích thước 4x4cm và 2x4cm, gỗ được xử lý chống mối mọt trước khi thi công.

– Thanh đón mái bằng gỗ kích thước 1x2cm

(Lưu ý: Có thể dùng cầu phong Lito bằng sắt hộp, hợp kim nhôm hoặc Inox…tùy từng loại vật liệu Chúng tôi sẽ có những giải pháp kỹ thuật cụ thể khi tư vấn cho khách hàng).

– Lớp cao su xốp chống nóng dày 3-5mm (nếu cần chống nóng).

– Nở Inox hoặc nở sắt 10mm x 12cm

– Vít Inox hoặc vít sắt 2cm và 5cm

– Keo silicon ngoài trời.

– V inox sối âm (nếu mái có sối âm).

– V inox úp sống mái.

– Ngói bò úp nóc bằng sứ tráng men đen giống màu của đá.

* Bước 2: Lắp đặt thanh Cầu phong Lito và lớp cao su xốp (nếu cần chống nóng)

– Xác định vị trí lắp đặt thanh cầu phong, khoảng cách giữa 2 cầu phong là 70 cm.

– Khoan lỗ Ø 13mm trên thanh cầu phong, khoảng cách giữa các lỗ là 80 cm.

– Liên kết giữa cầu phong và mái bê tông bằng nở 10mm x 12cm, khoảng cách giữa các nở là 80 cm theo lỗ đã xác định trên cầu phong.

– Dải phẳng lớp chóng nóng trên cầu phong, liên kết lớp trống nóng với cầu phong bằng vít 2cm.

– Liên kết thanh lito vào cầu phong bằng vít 5cm. Khoảng khách giữa 2 thanh lito đối với đá lợp 200x300cm là 130mm ( Với đá 140x210mm là 80mm; đá 200x250mm là 100mm; đá 180x270mm là 110mm…) Khoảng cách tùy thuộc vào từng loại đá lợp mái.
Bước 3: Lợp mái Đá Lai Châu.

– Gắn sối âm inox vào thanh lito bằng vít 2cm (nếu mái có sối âm).

– Gắn thanh V inox sống mái, liên kết với thanh lito bằng vít 2cm.

– Lắp thanh đón mái vào thanh lito dưới cùng bằng vít 5cm.

– Hàng ngói đầu tiên lợp hai lớp ngói đá.

– Liên kết giữa ngói đá và lito bằng vít 2cm. Mỗi viên ngói bắn 2 vít.

– Hàng ngói thứ 2 chờm lên hàng thứ nhất là 170mm đối với đá lợp 200x300mm (Với đá lợp 140x210mm là 130mm; đá 200x250mm là 150mm; đá 180x270mm là 160mm). Độ chờm tùy thuộc vào kích thước của đá lợp, trung bình khoảng 60% chiều dài của viên đá lợp mái.

– Hàng ngói trên cùng cũng lợp hai lớp ngói đá.

– Lợp ngói bò úp nóc: Liên kết ngói úp nóc bằng vít 5cm và silicon với thanh V inox úp nóc. Mỗi viên ngói úp nóc bắn 2 vít 5cm.
Bước 4: Kiểm tra và vệ sinh mái đá.

– Kiểm tra lại toàn bộ mái đá công trình.

– Dùng nước bơm (áp lực nước như vòi sịt rửa xe máy thông thường) xịt rửa toàn bộ mái đá.

– Nghiệm thu và bàn giao công trình.
Bước 1: Khảo sát công trình và chuẩn bị vật tư.

– Đo đạc khảo sát mái và tính toán khối lượng vật tư cần dùng.

– Mái bê tông được trát phẳng đều với độ dày 30mm, độ chênh lệch cho phép ± 5mm.

– Đá Lai Châu đạt tiêu chuẩn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đá Lai Châu chuẩn là đá có màu đen tuyền đồng đều, đen như than, không lẫn tạp chất và để ý kỹ trên viên đá không có các chấm kim loại đồng (hay còn gọi là vảy đồng), cách cạnh phải được cắt nhám hoàn toàn (nếu cắt phẳng sẽ bị dột, do nước liếm vào theo vết cắt phẳng khi có mưa nhỏ).

– Bitum biến tính (Ví dụ: Sikaproof membrane) dùng để quét toàn bộ mái bê tông mục đích là để không cho clanke xi măng thoát ra ngoài khi có nước mưa chảy qua.

– Keo dán đá gốc Epoxy hoặc gốc nhựa vì loại keo này có độ bám dính và đàn hồi tốt hơn các loại keo dán thông thường khác. (Lưu ý: Tuyệt đối không dùng keo gốc xi măng. Vì khi có nước mưa chảy qua sẽ cuốn clanke xi măng ra ngoài mái đá, từ đó tạo thành các vệt trắng, hoen ố và rêu mốc trên mái đá)

– Đinh bê tông 2cm và 3cm

– Mũi khoan Inox Ø 4mm

– V inox sối âm (nếu mái có sối âm) – Ngói bò úp nóc bằng sứ tráng men đen giống màu của đá.

– Máy cắt tay, búa và các dụng cụ cần thiết để lợp mái.

* Bước 2: Xử lý mái bê tông và đục lỗ trên đá lợp mái.

– Quét Bitum biến tính (Ví dụ: Sikaproof membrane) lên toàn bộ mái bê tông, quét 2 lớp (chiều quét 1 lần ngang và dọc 1 lần). Mục đích của lớp Bitum biến tính là có tác dụng ngăn clanhke xi măng (clinker) thoát ra ngoài khi có nước mưa chảy qua. Vì vậy mái đá sẽ không bị nước mưa cuốn clanke ra tạo thành vệt mốc trắng, hoen ố trên mái đá. Ngoài ra tính năng đàn hồi của lớp Bitum biến tính góp phần tạo cho việc liên kết giữa đá và mái bê tông bền vững hơn khi nhiệt độ môi trường thay đổi.

– Đặt từng viên đá lợp lên tấm gỗ phẳng và dùng đinh bê tông đóng vào đá. Vị trí đục lỗ cách cạnh trên cùng và cạnh bên là 50mm. Mỗi viên đá đục hai lỗ.

– Vận chuyển đá lợp đã được đục lỗ, keo dán đá… và các dụng cụ lên mái.
* Bước 3: Thi công dán mái đá

– V inox sối âm vào mái bê tông bằng keo dán và đinh bê tông (nếu mái có sối âm)

– Dùng keo dán gốc Epoxy hoặc gốc nhựa gắn đá vào mái bê tông.

– Dùng đinh bê tông 2cm đóng vào lỗ đã định sẵn trên đá để liên kết giữa đá và mái bê tông. Mỗi viên đá đóng 2 đinh.

– Hàng đầu tiên lợp hai lớp ngói đá.

– Hàng ngói thứ 2 chờm lên hàng thứ nhất là 170mm đối với đá lợp 200x300mm (Với đá lợp 140x210mm là 130mm; đá 200x250mm là 150mm; đá 180x270mm là 160mm). Độ chờm tùy thuộc vào kích thước get more info của đá lợp, trung bình khoảng 60% chiều dài của viên đá lợp mái.

– Hàng cuối cùng cũng lợp hai lớp ngói đá.

– Lợp ngói bò úp nóc: Liên kết ngói úp nóc vào mái bê tông bằng keo dán và đinh 3cm. Mỗi viên ngói 2 đinh.
Bước 4: Kiểm tra và vệ sinh mái đá.

– Kiểm tra lại toàn bộ mái đá công trình.

– Hai ngày sau khi hoàn thiện dùng nước bơm (áp lực nước như vòi sịt rửa xe máy thông thường) xịt rửa toàn bộ mái đá.

– Nghiệm thu và bàn giao công trình.

Report this page